Kích thước:
- Lọt long: dài 69 x rộng 30 x cao 30 cm
- Phủ bì: dài 95 x rộng 56 x cao 59 cm
- Thành dày 10, đáy dày 10, lắp dày 15 cm
Chất liệu: gỗ Vàng Tâm, hoàn thiện sơn PU (bên ngoài)
Cân nặng: (khoảng) 80 kilogam
Quách gỗ Vàng Tâm trạm Rồng được làm bằng 6 tấm gỗ Vàng Tâm, được lựa chọn kỹ càng, loại bỏ các phần gỗ phẩm chất kém, liên kết với nhau bằng mộng gỗ chắc chắn. Sau khi được làm nhẵn kỹ càng, sản phẩm được sơn PU bên ngoài tăng phần bóng bẩy trang trọng, trạm khắc tinh sảo bằng tay không dùng máy đục.
Rồng là linh vật cát tường, biểu tượng phong thủy của phương Đông, tượng trưng cho điều tốt lành. Hình tượng con Rồng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm trạm khắc, các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, mang những biểu hiện của mỹ thuật Phật giáo.
Rồng là biểu tượng của quyền quý, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thồi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật phong thủy.
Hai bên thành quách trạm hình hai Rồng chầu mặt trời (Lưỡng Long triều Dương). Rồng biểu trưng cho Dương khí, do đó hình ảnh Lưỡng Long triều Dương biểu thị cho “Tam Dương” (Tam Dương khai thái) tức mọi việc đều hạnh thông. Thân Rồng mềm mại tự nhiên như bay, ẩn hiện trong mây “Vân khỉ long đăng” (rồng nổi khi bay) biểu trưng cho sự tốt lành “Vân Long khánh hội”, hiểu là những điều may mắn, vui vẻ.
Rồng sinh ra từ nước, gặp nước sẽ rất dũng mãnh. Phù hợp với đặc tính của gỗ Vàng Tâm, giữ được độ ẩm sẽ càng tươi càng bền lâu. Vì thế nơi mộ phần tại vị trí Long Mạch sẽ rất thịnh. Nhờ Dương khí của rồng mà bay lên về nơi Tây thiên cực lạc. Cũng nhờ thế mà con cháu dòng họ tăng cường phúc phận.
Đầu và chân Quách gỗ Vàng Tâm có hình ảnh con Dơi biểu tượng của sự may mắn, an lành. Trong âm Hán – Việt, con dơi đọc là “Phúc”, trùng âm với chữ Phúc trong hạnh phúc, sung sướng.
Hình triện tròn thể hiện cho Trời và hình triện Vuông là Đất. Phân biệt chữ “Phúc” đặt trong hình Triện tròn là đầu, còn chữ “Thọ” đặt trong hình Triện vuông là chân. Khi sếp Tiểu vào trong Quách gỗ Vàng Tâm cần lưu ý đặt sao cho phần đầu của tiểu (đầu của xương cốt) nằm ở bên hình Triện tròn (đục chữ Phúc) và chân tiểu nằm ở bên hình Triện vuông (đục chữ Thọ).
Sử dụng các nêm gỗ Vàng Tâm để chèn giữa Tiểu và Quách để cố định vị trí Tiểu trong Quách một cách chắc chắn nhất.